Các nước xã hội chủ nghĩa Chủ_nghĩa_xã_hội

Các nhà lãnh đạo Nga, UkrainaBêlarutHiệp định Belavezha, chính thức giải thể Liên bang Xô viết năm 1991

Các nước xã hội chủ nghĩa là một khái niệm gây tranh cãi. Một số quốc gia hiến pháp tuyên bố xây dựng chủ nghĩa xã hội, hiện nay gồm có Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, CubaLào có các đảng cộng sản cầm quyền và một số nước khác không do đảng cộng sản cầm quyền nhưng hiến pháp chứa đựng những yếu tố mang tính xã hội chủ nghĩa như Ấn Độ, Guyana, Bangladesh, Sri Lanka, Syria, Ai Cập, Libya, Tanzania, Bồ Đào Nha, Cộng hòa Trung Hoa (Đài Loan), không được tuyên bố trong hiến pháp như Venezuela, Bolivia, Nicaragoa. Các nước Bắc Âu với nhiều năm được các đảng Dân chủ xã hội (một khuynh hướng chính trị chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Marx) chiếm ưu thế tuyệt đối được nhiều người gọi là các nước xã hội chủ nghĩa nhưng nhiều người khác lại không cho là như vậy[14][15]. Chế độ an sinh xã hội được thực hiện rất thành công ở các nước này cũng được hiểu khác nhau, nó có khi được xem như là một sự thích ứng của chủ nghĩa tư bản trong hoàn cảnh mới, cũng có khi được hiểu là một yếu tố cấu thành của chủ nghĩa xã hội[16]. Tuy nhiên đứng trước những khó khăn của nền kinh tế, một quá trình tư hữu hóa đã diễn ra trong thập niên 1990 đi kèm với sự chiến thắng của các lực lượng cánh hữu hoặc phái hữu trong các lực lượng cánh tả.

Sự tranh cãi các nước xã hội chủ nghĩa về thực chất xuất phát từ cách hiểu khác nhau về khái niệm chủ nghĩa xã hội và nền kinh tế của các nước đó. Tất cả các nước được xem là xã hội chủ nghĩa có thể chế chính trị khác nhau, kinh tế khác nhau và có khi bất đồng về cách hiểu xã hội chủ nghĩa cũng như mục tiêu không hoàn toàn giống nhau. Với một số nước, không phải đảng cầm quyền nào cũng là đảng xã hội chủ nghĩa. Đối với những người theo các hệ tư tưởng khác nhau cũng có sự lý giải khác nhau về xã hội chủ nghĩa. Ngược lại những nước được người cộng sản xem là các nước tư bản chủ nghĩa thì hiến pháp của họ lại không có khái niệm chủ nghĩa tư bản. Thực tế nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tại nhiều nước đã chuyển hóa sang những mô hình mới mang nhiều yếu tố của chủ nghĩa xã hội và thường không có một đường lối rõ ràng trong việc điều hành cũng như định hướng cho nền kinh tế. Nhìn chung các nước xã hội chủ nghĩa thường được hiểu là những nước ghi nhận trong hiến pháp mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội tuy nhiên cách thức và quy mô khác nhau. Một số quan điểm chủ nghĩa xã hội khác cho rằng chủ nghĩa xã hội có thể thông qua các chính sách nhà nước nhằm tạo một xã hội công bằng hơn song khái niệm này được nhiều người xem khá là mơ hồ, và bản thân những người không theo chủ nghĩa xã hội cũng có thể đưa ra một khái niệm công bằng mơ hồ, mang tính chủ quan, mà thường được xem xét trên khía cạnh công bằng tài sản hay công bằng lợi ích từ lao động. Ngay tại nhiều nước tự xem mình là chủ nghĩa xã hội thì sự công bằng xã hội hay hệ thống an sinh xã hội vẫn chưa phát triển đến mức có thể so sánh được với các nước phát triển có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Thậm chí tại một số nước tự nhận theo khuynh hướng này đói nghèo phổ biến và xuất hiện khủng hoảng kinh tế - xã hội.

Liên Xô

Bài chi tiết: Liên Xô
Ủy ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1931

Liên Xô là nước theo mô hình cộng hòa xã hội chủ nghĩa đầu tiên, mô hình chính trị của nhà nước Liên Xô là mẫu hình chung cho các quốc gia xã hội chủ nghĩa khác. Đặc điểm bao trùm của thể chế chính trị của nhà nước Liên Xô là chế độ một đảng lãnh đạo.

Hiến pháp Liên Xô cũng quy định về các quyền cơ bản của công dân như quyền tự do ngôn luận, quyền tự do hội họp, tự do tín ngưỡng... như các nhà nước hiện đại khác trên thế giới. Nhưng về thực chất đặc điểm nổi bật của hệ thống chính trị của Liên Xô là sự bao trùm của Đảng Cộng sản lên hệ thống chính trị. Đảng Cộng sản Liên Xô (Коммунистическая партия Советского Союза - КПСС) là cơ quan lãnh đạo theo hiến pháp quy định, không do dân bầu. Để bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, Liên Xô áp dụng hệ thống nhân sự theo "Nomenclatura" nghĩa là hệ thống cơ cấu cán bộ theo sự chỉ định của Đảng: ở mỗi cấp chính quyền hành chính, Xô viết hoặc tư pháp thì luôn song hành với đảng ủy (Parkom - Партийный коммитет viết tắt là Парком). Các đảng viên lãnh đạo đảng ủy (hay Parkom) luôn nắm các vị trí chi phối của các Xô viết theo một tỷ lệ đảm bảo sự lãnh đạo: ứng cử viên vào các Xô viết đều phải được sự đề cử của các Parkom và các liên danh ứng cử của đảng viên và người ngoài đảng bao giờ cũng có một tỷ lệ áp đảo của đảng viên. Đối với cơ quan hành pháp cũng vậy các chức vụ lãnh đạo của các Ispolkom là từ các Parkom, thường thì các phó bí thư đảng ủy là chủ tịch các uỷ ban hành chính (Ispolkom). Các Xô viết và các Uỷ ban hành chính các cấp phải chấp hành các chỉ thị của cấp trên theo ngành dọc của mình và các chỉ thị, nghị quyết của Uỷ ban đảng đồng cấp của địa phương mình và thường các chỉ đạo này là nhất quán với nhau. Ở cấp các nước Cộng hòa và cấp Liên bang cũng vậy: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Xô viết tối cao, Chánh án Toà án tối cao thường là các Uỷ viên Bộ chính trị của Đảng, đôi khi Tổng bí thư kiêm luôn Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao (như Brezhnev) hoặc Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (như Khrushchov). Các Bộ trưởng thường là Uỷ viên Bộ chính trị hoặc Trung ương Đảng. Khi họp Chính phủ hoặc Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao thì thực tế là họp Bộ Chính trị mở rộng. Nhân sự các nhiệm kỳ của các cơ quan chính trị, nhà nước trùng với nhân sự của đại hội Đảng, khi một cá nhân thôi chức tại Parkom thì họ cũng thôi nhiệm vụ tại Xô viết hoặc Ispolkom... Tại Liên Xô chỉ đạo của Đảng là trực tiếp: Đảng ủy có thể đưa ra các chỉ đạo thẳng đến các Xô viết và các Uỷ ban hành chính chứ không cần thiết phải biến các nghị quyết đảng đó thành các văn bản của các cơ quan này nữa.

Hệ thống chính trị như vậy của nhà nước Liên Xô làm xã hội Xô viết mang đặc tính tập trung quyền lực rất lớn của Đảng. Có lúc nào đó đặc tính này có thể mang lại tác dụng tốt, đảm bảo sự lãnh đạo và thực hiện nhanh chóng, nhất quán về một chính sách mà không bị cuốn vào những tranh cãi mất thời gian, nhưng đồng thời các cấp ủy gần như không bị nhân dân kiểm soát mà chỉ phải chịu sự giám sát từ hệ thống kiểm tra trong nội bộ đảng, nếu hệ thống giám sát mà bị buông lỏng thì dễ dẫn đến hiện tượng lạm dụng quyền lực của các cấp ủy, hiện tượng vi phạm các quyền tự do của công dân được hiến pháp quy định, cũng như các tiêu cực khác ví dụ tình trạng không quy được trách nhiệm cá nhân... Trong giai đoạn sau của Liên Xô, hệ thống giám sát bắt đầu bị buông lỏng vào thời Khruschov, và phát tác vào thời kỳ được gọi là "thời kỳ trì trệ" thập niên 1980.

Để hạn chế các khiếm khuyết của hệ thống chính trị một đảng lãnh đạo tập quyền tập trung như vậy, năm 1985 Tổng bí thư Gorbachov đã tiến hành cải cách chính trị. Cuộc cải cách chính trị của Gorbachov có mục đích giảm bớt sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ cấu nhà nước và xã hội, cho phép thành lập hàng loạt các tổ chức hội đoàn, xã hội dân sự, tổ chức phi chính phủ... nhưng chính sách này là phản tác dụng, gây ra khủng hoảng chính trị và dẫn đến sự tan rã của Liên Xô.

Hội đồng tương trợ kinh tế, một hợp tác kinh tế giữa nhiều nước xã hội chủ nghĩa mà Liên Xô chủ trì

Mô hình hệ thống kinh tế Liên Xô cơ bản là kinh tế nhà nước, là nền kinh tế phi cạnh tranh, không định hướng theo thị trường, chịu sự lãnh đạo của Đảng và tập trung hóa, kế hoạch hóa cao độ cả ở cấp vi mô và vĩ mô. Đây cũng là mô hình kinh tế chung của các Quốc gia xã hội chủ nghĩa.

  • Nền kinh tế nhà nước tập trung: Tuy trong nền kinh tế Xô viết còn có thành phần kinh tế tập thể trong nông nghiệp là các nông trang tập thể (Kolkhoz – Коллективное хозяйство, viết tắt là Колхоз), nhưng tỷ trọng áp đảo trong kinh tế là thành phần nhà nước với các nhà máy xí nghiệp trong công nghiệp và nông trường quốc doanh Sovkhoz (Советское хозяйство, viết tắt là Совхоз) trong nông nghiệp, đây là nền kinh tế nhà nước, tập trung điển hình nhất.
  • Đảng lãnh đạo toàn bộ nền kinh tế: Các định hướng dài hạn của nền kinh tế đất nước và địa phương được thông qua tại Đại hội Đảng các cấp và các cấp ủy Đảng chỉ đạo trực tiếp việc thi hành chính sách kinh tế và giải quyết các khúc mắc trong quá trình kinh tế.
  • Kế hoạch hóa cao độ: Đại hội Đảng xác định các nhiệm vụ ưu tiên của nền kinh tế và phác thảo ra các chỉ tiêu kinh tế quan trọng của một thời kỳ dài thường là 5 năm và định hướng dài 10 năm, đó là cơ sở để kế hoạch hóa. Sau đó Gosplan Liên Xô (Cơ quan kế hoạch nhà nước – Госплан) sẽ lập ra kế hoạch cho các kế hoạch năm năm, đôi khi có kế hoạch bảy năm với các chỉ số kinh tế cụ thể cho thời hạn 5 năm và từng năm cụ thể. Các kế hoạch của Gosplan sẽ được chuyển giao cho các Bộ kinh tế. Bộ sẽ lập kế hoạch chi tiết cho ngành mình và giao các chỉ tiêu kinh tế cho các doanh nghiệp dưới sự chủ quản của bộ. Các doanh nghiệp trên cơ sở kế hoạch được giao sẽ tính toán các nguồn lực và có thể đệ trình kế hoạch sản xuất lên các cơ quan chủ quản để đề nghị hiệu chỉnh. Một khi kế hoạch được thông qua đó sẽ là pháp lệnh nhà nước. Để đảm bảo tài chính cho các kế hoạch sản xuất các doanh nghiệp sẽ nhận được tiền theo kế hoạch từ Gosbank (Ngân hàng nhà nước – Госбанк) và nhận nhiên, nguyên vật liệu và các sản phẩm trung gian theo kế hoạch từ Gossnab (Cung ứng nhà nước – Госснабжение). Việc lập kế hoạch được thực hiện rất chi tiết: thậm chí Gosplan quy định đến cả giá bán buôn và bán lẻ của các loại sản phẩm, như vậy sẽ rất phức tạp, Gosplan của Liên Xô thực sự là một cơ quan ngang bộ với chức năng đặc biệt của chính phủ Liên Xô thường do một Uỷ viên Bộ chính trị - Phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng phụ trách kinh tế chỉ đạo với đội ngũ đông đảo các chuyên gia kinh tế, các nhà quản lý kế hoạch. Vì những lý do trên nền kinh tế của Liên Xô là nền kinh tế phi cạnh tranh và phi thị trường.

Trên thực tế cơ quan kế hoạch hóa của Liên Xô không lập kế hoạch cho toàn bộ nền kinh tế mà chỉ lập kế hoạch chi tiết cho những sản phầm chiến lược như dầu thô, quặng nhôm, than, điện, thép, máy kéo... còn một số sản phẩm khác chỉ được lập kế hoạch ở mức độ đưa ra chỉ tiêu tổng sản lượng quốc gia, đa số còn lại không được lập kế hoạch. Vào đầu thập niên 1950, các cơ quan trung ương lập ra chỉ tiêu cho hơn 10.000 loại sản phẩm trong khi nền công nghiệp có đến hơn 20 triệu loại sản phẩm khác nhau. Các cơ quan trung ương lập ra những kế hoạch tổng quát cho các bộ, các bộ này lại đề ra những kế hoạch chi tiết hơn cho các “khu hành chính quan trọng”, nơi sẽ chuẩn bị kế hoạch cho các doanh nghiệp. Các quan chức hàng đầu không bị bắt buộc phải đưa ra kế hoạch sản xuất các sản phẩm đặc biệt nào đó. Tất cả mọi kế hoạch đều chỉ là dự thảo, có thể được điều chỉnh bất cứ lúc nào trong lúc thực hiện. Các nhà kế hoạch trung ương chuẩn bị những kế hoạch sơ bộ cho một bộ phận nhỏ của nền kinh tế sau đó các bộ và các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau để có được các nguồn lực nhằm hoàn thành mục tiêu sản xuất của họ và đáp ứng các định mức giao hàng. Kế hoạch thường chỉ dựa trên sản lượng mà không tính đến chất lượng, mẫu mã. Việc áp dụng công nghệ mới hoặc làm giảm chi phí sản xuất không được đưa vào kế hoạch. Cơ quan lập kế hoạch không thể cân đối cung cầu bằng cách nâng giá hoặc hạ giá vì vậy họ cân đối cung cầu bằng cách so sánh những vật liệu nào đang có sẵn với những vật liệu cần có theo một tỷ lệ nào đó. Năm 1938 chỉ có 379 sự cân đối ở trung ương được chuẩn bị cho một nền kinh tế có hàng triệu mặt hàng. Những sự cân đối này lại dựa trên những thông tin không đầy đủ. Các nhà sản xuất phải vận động để được phân bổ những mục tiêu thấp, che giấu năng lực sản xuất thật của họ. Những người sử dụng sản phẩm công nghiệp trong phép cân đối, ngược lại, lại khai vống lên những gì họ cần để bảo đảm việc hoàn thành kế hoạch của riêng họ. Các nhà kế hoạch Liên Xô không phải năm nào cũng nghĩ ra một sự cân bằng mới cho các sản phẩm trong nền kinh tế, thay vì vậy, họ áp dụng cách gọi là “kế hoạch hóa từ mức độ đã hoàn tất”, nghĩa là kế hoạch của mỗi năm là kế hoạch của năm trước đó cộng thêm một số điều chỉnh nhỏ. Vào đầu thập niên 1930, các cơ quan cung cấp phân phối nguyên vật liệu dựa trên những gì họ đã làm trong năm trước đó. Đến thập niên 1980, cơ quan kế hoạch hóa Liên Xô vẫn làm theo cung cách như vậy. Điều này làm cho nền kinh tế không có động lực tạo ra sản phẩm mới và áp dụng công nghệ mới bởi vì chúng đòi hỏi phải thiết kế lại hệ thống các cân đối. Chính vì vậy đến thập niên 1980 mà có những nhà máy ở Liên Xô vẫn sử dụng các công nghệ và máy móc có từ thời 1950. Một cán bộ quản lý Liên Xô năm 1985 sẽ cảm thấy hết sức thoải mái trong cùng doanh nghiệp đó vào năm 1935. Các doanh nghiệp thua lỗ không được phép phá sản vì sẽ làm ảnh hưởng dây chuyền tới toàn bộ kế hoạch nên ngân hàng trung ương sẽ phát hành tiền để cứu chúng.[17]

Những đặc điểm tập trung hóa, kế hoạch hóa cao độ dưới sự lãnh đạo của Đảng như vậy có tác dụng dễ dàng tập trung được nguồn lực quốc gia cho các mục tiêu trọng điểm, những ưu tiên của đất nước ví dụ điển hình như quá trình Công nghiệp hóa những năm 1930 đã thành công bất kể các căng thẳng của nền kinh tế, cũng như các dự án công nghiệp quốc phòng và các dự án khoa học lớn khác của Liên Xô sau này. Nhưng về sau thì nó thường không gắn liền với hiệu quả kinh tế nên thường gây lãng phí rất lớn: kinh tế phát triển nhanh nhờ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhưng năng suất lao động tăng không tương xứng. Việc lập kế hoạch chi tiết vẫn không thể nào sát được với thực tế cuộc sống, không thể tính được hết các yếu tố cung cầu, mức giá làm cho cung cân bằng với cầu. Các kế hoạch kinh tế không thể phân phối và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả nhất, các chỉ tiêu phát triển được duy trì cao nhưng mức sống của người dân tăng ngày càng chậm lại. Người dân Liên Xô được đảm bảo đầy đủ các nhu cầu cơ bản (nhà ở, giáo dục, y tế), đất nước không có người bị thất học hoặc vô gia cư, nhưng hàng hóa lại không đa dạng, chậm được cải tiến về chất lượng cũng như kiểu dáng, các loại hàng cao cấp ít được sản xuất.

Kinh tế có kế hoạch và tách xa thị trường nên kinh tế Liên Xô tránh được lạm phát, tránh được các khủng hoảng và các rủi ro của thị trường như trong các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, giá cả có khi được duy trì cố định trong vài chục năm. Nhưng nền kinh tế như vậy không linh hoạt: một doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch sẽ ảnh hưởng lây lan, do đó kế hoạch được coi như pháp lệnh nhà nước và có tính bắt buộc rất cao. Vì kế hoạch hóa mang nhiều tính mệnh lệnh quan liêu và không sát nhu cầu xã hội khiến hàng hóa Liên Xô có chất lượng và tính cạnh tranh ngày càng thấp so với nước ngoài. Giá cả cố định trong một thời gian khá dài cộng với thu nhập tăng đều, điều này là có lợi cho đời sống của các tầng lớp dân cư, sức mua của người dân tăng cao, nhưng ngược lại sức mua tăng mà sản lượng và chất lượng hàng tiêu dùng không tăng kịp theo yêu cầu của xã hội nên gây nên nạn khan hiếm hàng hóa, tạo "văn hóa xếp hàng" ở mọi nơi, gây bức xúc trong dân chúng nhất là dân thành thị.

Lợi ích doanh nghiệp và người lao động phụ thuộc vào việc hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao mà ít có áp lực cạnh tranh (ở Liên Xô cạnh tranh chỉ dưới hình thức thi đua Xã hội chủ nghĩa). Từ những năm 1960, khi thị hiếu của người dân nâng cao, việc thi đua vượt chỉ tiêu tạo nên một số loại hàng hóa dư thừa lớn trong xã hội, nhưng một số loại hàng hóa khác thì lại bị thiếu do chính phủ không đầu tư sản xuất. Kết quả là một số loại hàng hóa thì thừa nhiều, một số khác thì lại thiếu gây mất cân đối trong nền kinh tế. Hàng hóa dư thừa cũng ít khi được Liên Xô xuất khẩu để kiếm lợi nhuận, mà nhiều khi được viện trợ cho các nước nghèo ở châu Á, châu Phi dưới hình thức viện trợ không hoàn lại.

Việc không có cạnh tranh và sản xuất theo kế hoạch đồng thời thiếu những biện pháp khuyến khích tăng năng suất làm cho người lao động mất động lực dẫn đến sự sa sút kỷ luật và sự hăng hái lao động, làm nảy sinh thói bàng quan, vô trách nhiệm. Vào những năm Stalin và trong chiến tranh, người lao động làm việc dưới ảnh hưởng của tinh thần yêu nước và kỷ luật sắt, chính sách công nghiệp hóa có hiệu quả cao nên không có sự sa sút, nhưng về sau vì kém động lực kinh tế nên chiều hướng làm biếng dần trở nên phổ biến trong tâm lý người lao động. Đồng thời cách trả lương lao động mang tính bình quân chủ nghĩa không khuyến khích tính năng động và làm bất mãn những người muốn làm giàu. Để khuyến khích người lao động, từ những năm cuối thập kỷ 1970 Liên Xô cho áp dụng khoán sản phẩm trong các xí nghiệp công nghiệp ở phạm vi tổ đội lao động (Бригадный подряд) nhưng kết quả chỉ thành công hạn chế và không gây được động lực lớn.

Những điểm yếu này tác động nhiều vào nông nghiệp Xô viết khiến nó trở nên già cỗi, nông nghiệp và nông thôn chậm hiện đại hóa, khoảng cách thành thị – nông thôn ngày càng lớn, thanh niên nông thôn dồn hết vào thành phố, sản xuất nông nghiệp sa sút. Đến giữa những năm 1980 nông nghiệp và nông thôn đã là một vấn đề mất cân đối của kinh tế Xô viết. Tuy tổng sản lượng nông nghiệp Liên Xô vẫn đứng đầu châu Âu, nhưng một số sản phẩm nông nghiệp lại phải nhập khẩu từ nước ngoài. Đảng và chính phủ Liên Xô đã có những cố gắng đầu tư cho nông nghiệp trong những năm 1970 – 1980 bằng các dự án thành lập các tổ hợp nông – công nghiệp nhưng vì chưa đánh giá hết những nguyên nhân gốc rễ và cách tiếp cận cũng mang tính quan liêu mệnh lệnh nên chương trình nhiều tham vọng này cũng không thành công.

Đến giữa những năm 1980, nền kinh tế Xô viết đã bộc lộ những điểm yếu rất lớn. Tuy vẫn duy trì được vị thế nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (chỉ kém Mỹ) với GDP đạt 2,66 nghìn tỷ USD (năm 1990)[18], có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhưng nền kinh tế Liên Xô đã bị lạc hậu hơn so với các nước kinh tế thị trường phát triển nhất như Mỹ, Nhật, Đức. Vào năm 1987, hàng tiêu dùng chỉ chiếm 24% sản lượng hàng hóa ở Liên Xô, phần còn lại là dành cho đầu tư công nghiệp và nhu cầu quốc phòng[19]. Trong nền kinh tế tích tụ rất nhiều mâu thuẫn ảnh hưởng lớn lên xã hội và đó là nguyên nhân để Tổng bí thư Gorbachov tiến hành cải cách cải tổ (perestroika), tuy nhiên cải cách chỉ tập trung vào cơ cấu chính trị trong khi không quan tâm đến cải cách mô hình kinh tế nên đã thất bại và Liên Xô sụp đổ.

Trung Quốc

Bài chi tiết: Trung Quốc
Quang cảnh khu trung tâm Phố Đông của Thượng Hải vào năm 2012.

Trong các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay mô hình Trung Quốc là mô hình điển hình nhất. Thời kỳ trước đổi mới, Trung Quốc chịu nhiều ảnh hưởng của chủ nghĩa Mao trong tư duy xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nền kinh tế hầu như được tập thể hóa và quốc hữu hóa, dưới sự điều hành tập trung của Nhà nước. Kinh tế được điều chỉnh bằng kế hoạch, nhà nước can thiệp vào tất cả các khâu của nền kinh tế, kể cả lao động và phân phối lợi ích. Do các cán bộ quản lý kinh tế (xí nghiệp, hợp tác xã,...) đều do nhà nước bổ nhiệm theo ý chí chủ quan, không qua cạnh tranh thị trường thường thấy ở kinh tế tư bản, nên không tận dụng được những người tài năng, lương hoặc phân phối lợi ích lao động theo quy chuẩn của nhà nước mang tính duy ý chí vừa có tính chất cào bằng vừa có tính chất tạo ra một sự phân cách không tính thực chất năng suất lao động hoặc chất xám và công sức bỏ ra, nên tuy là tạo ra một xã hội ít có sự phân hóa nhưng không hoàn toàn là công bằng. Tình trạng vi phạm sở hữu tài sản cá nhân cũng hay xảy ra.

Sau ngày đổi mới, Trung Quốc khuyến khích nền kinh tế đa thành phần. Do kinh tế nhà nước được ưu tiên nên các thành phần kinh tế tư nhân chịu nhiều sức ép hơn của cơ chế thị trường và tạo một sự canh tranh không bình đẳng. Các thành phần kinh tế nhà nước được nhà nước ưu đãi, bao gồm cả độc quyền trên một số lĩnh vực, kinh doanh thua lỗ được nhà nước bù đắp, hay được bao cấp, do đó hoạt động kém hiệu quả. Tham nhũng là một vấn nạn vì các quá trình bổ nhiệm cán bộ quản lý, hay tuyển dụng lao động đều thiếu công bằng và minh bạch. Ngoài ra cơ chế trả lương của nhà nước không kích thích chất xám, hay năng suất lao động. Vấn đề lợi nhuận của các doanh nghiệp nhà nước hay gây nhiều tranh cãi. Ngược lại, các thành phần kinh tế tư nhân do luật pháp lỏng lẻo nên xảy ra các hiện tượng làm giàu bất chính hay lạm dụng sức lao động, vi phạm luật pháp hay các nguyên tắc đạo lý cộng đồng cũng hay xảy ra. Nhiều công chức đảng viên tham gia vào kinh tế tư nhân, đầu tư vốn như là các nhà tư bản tài chính để thu lời, và do đó một số doanh nghiệp tư nhân được ưu ái. Các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường không được tôn trọng đầy đủ.

Những tư duy thời bao cấp như "nghèo mới là đáng quý" hay "đạo đức chỉ có ở những người nghèo", "đời sống tinh thần phải được đề cao hơn đời sống vật chất", được thay thế bằng khuyến khích làm giàu cá nhân và lối sống hưởng thụ vật chất, văn hóa hướng vào kích thích tiêu dùng và ham muốn cá nhân ngày càng nhiều hơn. Những giá trị cũ trước được xem là tư tưởng phong kiến như Khổng giáo được khôi phục lại. Nhìn chung tuy vẫn tuyên bố hướng đến một xã hội xã hội chủ nghĩa, nhưng chịu ảnh hưởng nhiều hơn trên một số phương diện của chủ nghĩa bảo thủchủ nghĩa tự do. Các tư tưởng chủ nghĩa dân tộc được đề cao thay cho vấn đề giai cấp, và nhằm hướng tới một xã hội hài hòa và ổn định dù trên thực tế chủ nghĩa cá nhân phát triển mạnh.

Sự đổi mới kinh tế nhanh hơn các đổi mới chính trị tạo ra một sự ổn định, nhưng bất bình đẳng ngày càng gia tăng. Phân hóa xã hội ở Trung Quốc hiện cao hơn nhiều so với nhiều nước tư bản châu Âu. Kinh tế nhà nước được ưu tiên nhưng chuyển dần sang kinh doanh kiểu chủ nghĩa tư bản nhà nước, tham gia đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều. Đứng trước một số vấn đề nhất là phân hóa xã hội (Trung quốc là một trong số những nước nhiều tỷ phú nhất), chính sách đánh thuế cá nhân (mà những người dân chủ xã hội hay khuyến khích) để điều chỉnh thu nhập cũng được áp dụng nhưng hiệu quả còn thấp do tình trạng trốn thuế hay sự thiếu minh bạch của nhà nước. Tuy nhiên Trung Quốc vẫn được xem là có một sự chuyển đổi kinh tế thành công dựa trên kinh nghiệm của các sự chuyển đổi trước đó, tận dụng những lợi thế sẵn có của đất nước.

Mỹ Latin

Một người Venezuela đang thưởng thức ngon lành đồ ăn kiếm được từ một bãi rác

Một mô hình khác phát triển tại Mỹ Latin. Các lãnh đạo xã hội chủ nghĩa tuyên bố chống "chủ nghĩa đế quốc kinh tế", toàn cầu hóa quyết liệt. Đây là một xu hướng ngược với Trung quốc, nơi khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, và tham gia toàn cầu hóa cạnh tranh kinh tế. Quá trình quốc hữu hóa ở các nước Mỹ latin tuyên bố xã hội chủ nghĩa (không chịu ảnh hưởng chủ nghĩa Marx) theo các phương thức gây tranh cãi, nhất là liên hệ với chủ nghĩa xã hội dân chủ và được sự ủng hộ khá lớn dân chúng. Các nước này có thành phần kinh tế tư nhân chiếm một vai trò đáng kể, và tương lai các nước này không thật sự rõ ràng, do duy trì dân chủ đại nghị, bầu cử tự do theo nhiệm kỳ, sức ép đối lập và tăng trưởng kinh tế thất thường thậm chí rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội như cuộc khủng hoảng tại Venezuela.

Venezuela là quốc gia sở hữu trữ lượng dầu lửa lớn nhất thế giới, thế nhưng từ cuối tháng 10, đầu tháng 11 năm 2018, các thành phố đông dân ở miền Trung của nước này như Valencia và thủ đô Caracas bắt đầu xuất hiện tình trạng khan hiếm xăng dầu. Đó là kết quả của tình trạng sụt giảm mạnh sản lượng khai thác dầu thô và hoạt động của các nhà máy lọc dầu trong bối cảnh Venezuela bước vào năm suy thoái kinh tế thứ 5 liên tiếp [20]. Các chương trình trợ cấp của Chavez như duy trì giá xăng ở mức dưới 0,1 USD/gallon (tương đương hơn 500 VND/lít), làm các nguồn tài nguyên của Venezuela bị phung phí trong khi các doanh nghiệp tư nhân không dám tăng mức đầu tư do lo ngại về những vụ quốc hữu hóa và sung công thường hay xảy ra bất ngờ thời Chavez khiến nền kinh tế càng thêm khó khăn giữa lúc tốc độ tăng trưởng trì trệ mà tỷ lệ lạm phát lại cao.[21] Ngành khai thác dầu thô, ngành công nghiệp quan trọng nhất của Venezuela, đang gặp khó khăn nghiêm trọng vì tổng thống Hugo Chávez đã quốc hữu hóa các công ty dầu mỏ nước ngoài, cố gắng khai thác quá mức từ công nghiệp dầu mỏ để tài trợ cho những chương trình trợ cấp của ông trong khi không tái đầu tư đúng mức do đó đã hy sinh khả năng phát triển của ngành này khiến sản lượng khai thác được ngày càng thấp do hạ tầng công nghiệp dầu mỏ đang xuống cấp quá nhanh. Hiện ngành công nghiệp này đang gặp khủng hoảng đẩy toàn bộ nền kinh tế Venezuela vào khủng hoảng vì nước này quá phụ thuộc vào dầu mỏ.[22][23]

Tương tự các quốc gia xã hội chủ nghĩa và có xu hướng xã hội chủ nghĩa sau sự sụp đổ của Liên bang Xô viết, Cuba đưa ra các biện pháp theo định hướng thị trường tự do giới hạn nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm nghiêm trọng thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng, và dịch vụ xảy ra khi các khoản viện trợ của Liên Xô chấm dứt. Những biện pháp này gồm cho phép một số công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ và chế tạo, hợp pháp hóa sự sử dụng đồng dollar Mỹ trong thương mại và khuyến khích du lịch. Năm 1996 du lịch đã vượt qua ngành công nghiệp mía đường để trở thành nguồn thu ngoại tệ lớn nhất cho Cuba. Cuba đã tăng gấp ba thị phần du lịch của mình tại Caribbean trong thập kỷ qua, với sự đầu tư to lớn vào hạ tầng du lịch, tỷ lệ tăng trưởng này được dự đoán sẽ còn tiếp diễn.[24] 1.9 triệu du khách đã tới Cuba năm 2003 chủ yếu từ CanadaLiên minh châu Âu mang lại khoản tiền 2.1 tỷ dollar cho nước này.[25] Sự tăng trưởng nhanh chóng của lĩnh vực du lịch trong Giai đoạn đặc biệt đã tác động mạnh mẽ tới kinh tế xã hội Cuba. Nó đã dẫn tới dự báo về sự xuất hiện của một nền kinh tế hai thành phần[26] và tạo điều kiện thuận lợi cho một kiểu du lịch apartheid nhà nước trên hòn đảo này.

Chính phủ Cuba đã phát triển đáng kể khả năng du lịch y tế của họ, coi đó là một trong những phương tiện quan trọng mang lại thu nhập cho đất nước. Trong nhiều năm, Cuba đã phát triển các bệnh viện đặc biệt điều trị bệnh riêng cho người ngoại quốc và các nhà ngoại giao nước ngoài. Mỗi năm, hàng ngàn người châu Âu, người Mỹ Latinh, người Canada và người Mỹ tới đây để sử dụng các dịch vụ chăm sóc y tế có giá cả thấp hơn tới 80% so với tại Hoa Kỳ. Cuba cũng xuất khẩu các thành tựu y tế của họ ra khắp thế giới đem lại hàng tỷ USD cho đất nước này mỗi năm[27].

Bất chấp thiệt hại do cấm vận kinh tế, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, Cuba vẫn là nước có thu nhập bình quân đầu người đạt mức khá cao, đạt mức 20.646 USD/người/năm (theo sức mua tương đương – PPP) vào năm 2013, bằng 55% so với Nhật Bản và xếp hạng 55/185 quốc gia[28] Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao (0,815 điểm vào năm 2013, hạng 44 thế giới)[29]. Thu nhập bình quân đầu người của Cuba xấp xỉ mức trung bình của Châu Mỹ Latin, thấp hơn một số nước có thu nhập cao trong khu vực nhưng cao hơn các nước còn lại. Cuba không có tình trạng tội phạm có tổ chức, buôn ma túy, tham nhũng, thất nghiệp, phân biệt chủng tộc và bất bình đẳng thu nhập lớn như các nước châu Mỹ Latin khác. Hệ thống y tế và giáo dục của Cuba cũng tốt hơn phần lớn các nước trong khu vực. Thu nhập bình quân đầu người của Cuba luôn cao hơn và đạt tốc độ tăng trưởng tốt hơn một nước xã hội chủ nghĩa khác không hề bị cấm vận nhưng lại nhận được nhiều vốn đầu tư, vốn vay, viện trợ, kiều hối và những hỗ trợ khác từ bên ngoài là Việt Nam[30]. Có thể vì vậy Cuba cải cách kinh tế theo hướng thị trường và hòa giải với Hoa Kỳ chậm hơn Việt Nam. Nhìn chung Cuba đã có những điều chỉnh kịp thời để thích ứng với sự thay đổi kinh tế - chính trị trên thế giới bằng cách cho phép thị trường tự do và tận dụng các thế mạnh của mình. Trong điều kiện nền kinh tế bị bao vây cấm vận hơn nửa thế kỷ, trên thế giới không có nước nào có thể đạt đến mức thu nhập bình quân đầu người và chỉ số phát triển con người như Cuba.

Theo một số nhà lý luận thì phong trào cánh tả ở Mỹ Latin mang màu sắc chủ nghĩa dân tộc nhiều hơn. Ở một số nước, bất bình đẳng xã hội giảm đáng kể nhưng hiệu quả kinh tế thì không rõ ràng do đó mang lại tình trạng đói nghèo phổ biến và sự di chuyển của dòng vốn và chất xám ra khỏi đất nước như là phản ứng của người dân và doanh nghiệp trước những chính sách kinh tế xã hội được mệnh danh là chủ nghĩa xã hội.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chủ_nghĩa_xã_hội http://www.britannica.com/eb/article-9109587/socia... http://www.derafsh-kaviyani.com/english/mazdak.htm... http://www.gavinkitching.com/marx_0.htm http://www.jesushuertadesoto.com/pdf_socialismo/in... http://www.oxfordislamicstudies.com/article/opr/t2... http://www.westviewpress.com/about.html http://www.uiowa.edu/ifdebook/conferences/cuba/TLC... http://lanic.utexas.edu/la/cb/cuba/asce/cuba7/cres... http://www.state.gov/r/pa/ei/bgn/2886.htm http://www.gutenberg.net/etext/357